Ngành hàng không đã tiến hóa nhanh chóng thông qua sự ra đời của những thành tựu chế tạo từ máy bay của anh em nhà Wright tới tàu con thoi.
1. Wright Flyer thực hiện chuyến bay đầu tiên của con người
Máy bay quan trọng nhất mọi thời đại là chiếc “Wright Flyer” hay còn gọi là “Kitty Hawk” năm 1903.
Được phát triển vào những năm mở đầu thế kỷ 20, máy bay này hoàn thành chuyến bay liên tục đầu tiên trên thế giới bởi cỗ máy gắn động cơ nặng hơn không khí có thể điều khiển được và có người lái. Trong suốt sự kiện lịch sử:
- Phương tiện bay 36,5 m
- Và đạt tốc độ tối đa 10,94 km/h
Thành tựu đặc biệt diễn ra vào ngày 17/12/1903, đánh dấu một trong những phát triển kỹ thuật chủ chốt nhất trong lịch sử nhân loại.
Khá thô sơ so với máy bay hiện đại, Wright Flyer hoạt động nhờ động cơ xăng 9 kW. Động cơ này quay cặp động cơ đẩy bằng gỗ do anh em nhà Wright đẽo thủ công.
Cánh và thân của máy bay:
- Làm từ gỗ và vải canvas
- Không có bất kỳ bề mặt chuyển động nào ở cánh để dễ di chuyển và chỉnh hướng.
Anh em nhà Wright tiến hành 4 chuyến bay ở khu vực ngày nay là : Kill Devil Hills, cách Kitty Hawk, North Carolina khoảng 6 km về phía nam. Trong chuyến bay thứ 4 và cuối cùng của nó, máy bay bay 260 m nhưng bị hư hỏng khi hạ cánh. Không lâu sau, nó bị phá hủy do gió mạnh khiến phương tiện lật nhào.
2. Spirit of St. Louis hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên
Sau thử nghiệm tiên phong của anh em nhà Wright, thế giới hàng không bùng nổ, thay đổi nhiều mặt đời sống vĩnh viễn. Một trong những thành tựu lớn tiếp theo là chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên trên thế giới của Charles Lindbergh.
Bay đơn độc năm 1927 trên chiếc Spirit of St. Louis, thành tựu này chứng minh với thế giới bay hàng không chặng dài khả thi.
Chiếc máy bay được chế tạo riêng cho:
- Nhiệm vụ
- Trang bị một động cơ
- Và chỉ có một chỗ ngồi
Mẫu máy bay cánh cao (đặt ở mặt trên thân) cất cánh lần đầu tiên vào tháng 5/1927. Lindbergh và máy bay của ông khởi hành từ Long Island, New York và hạ cánh ở Paris, Pháp, sau 33 giờ 30 phút.
Phương tiện bay 5.800 km và Lindbergh nhận được giải thưởng Orteig trị giá 25.000 USD, tương đương khoảng 453.295 USD ngày nay.
Sự kiện cũng truyền cảm hứng cho:
- Nhiều nhà sản xuất máy bay và phi công
- Dẫn tới sự ra đời của ngành hàng không thương mại hiện đại
3. Douglas DC-3: máy bay thương mại đầu tiên trên thế giới
Lấy cảm hứng từ thành tựu của Lindbergh và chiếc Spirit of St. Louis, Công ty máy bay Douglas thiết kế máy bay chở khách thương mại đầu tiên trên thế giới.
Mang tên DC-3, máy bay này hoạt động trong suốt thập niên 1930 và 1940 trong dịch vụ thương mại và quân sự.
Ban đầu được phát triển như phiên bản 14 chỗ của bản tiền nhiệm, DC-3 gây chấn động ngành hàng không. Sử dụng những động cơ mạnh:
- DC-3 có tốc độ hành trình 333 km/h
- Và sức chở 21 – 32 hành khách
Phương tiện có:
- Tầm hoạt động tổng cộng là 2.400 km
- Và có thể vận hành từ đường băng ngắn
Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất trong thiết kế của mẫu máy bay là tốc độ tương đối, độ tin cậy và thoải mái.
DC-3:
- Tiên phong trong nhiều lộ trình hàng không
- Trở thành máy bay đầu tiên vận chuyển hành khách chặng dài có lợi nhuận
4. De Havilland 82 Queen Bee: drone đầu tiên trên thế giới
Drone cách mạng hóa ngành hàng không, đánh dấu thay đổi then chốt hướng tới hệ thống không người lái.
Từ ứng dụng quân sự như
- MQ-9 Reaper trong do thám và tấn công chính xác tới ứng dụng dân sự trong vận chuyển
- Nông nghiệp và đối phó thiên tai
- Drone cho thấy sự tiến hóa về tính tự động và linh hoạt trong ngành hàng không
Sự xuất hiện của nó định hình tương lai của hàng không vũ trụ và thay đổi các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Nhưng tất cả những tiến bộ đó sẽ không tồn tại nếu thiếu Havilland DH82B Queen Bee. Đây là phương tiện không người lái (UAV) có thể tái sử dụng đầu tiên trên thế giới.
Là drone điều khiển bằng tín hiệu vô tuyến chi phí thấp, Queen Bee được thiết kế để huấn luyện pháo thủ chống máy bay.
Dựa trên mẫu Tiger Moth:
- Máy bay này bay vào năm 1935
- Và có 412 chiếc được chế tạo từ năm 1935 đến năm 1943
Queen Bee đóng vai trò như drone mục tiêu trong Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia cho tới khi ngừng hoạt động năm 1947.
5. ME-262: máy bay phản lực hoạt động được đầu tiên trên thế giới
Được phát triển vào đầu Thế chiến II, Messerschmitt Me-262 chỉ thực sự tham chiến vào những tháng cuối năm 1944.
Trang bị hai động cơ turbine phản lực luồng Junkers Jumo 004B-1, Me-262 hoạt động như máy bay tiêm kích ném bom và máy bay trinh sát trong thời gian phục vụ ngắn ngủi.
Trong suốt những tháng đầu hoạt động, Me-262 chứng minh giá trị khi hạ gục nhiều máy bay của quân Đồng minh.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế của máy bay động cơ piston thời đó, Me-262 không phải bất khả chiến bại.
Các phi công quân Đồng minh nhanh chóng phát triển chiến thuật để vô hiệu hóa nó.
Me-262 bị ảnh hưởng nặng nề do:
- Vấn đề về độ tin cậy
- Và số lượng sản xuất thấp
- Có nghĩa phương tiện không có sức tác động tới kết quả chiến đấu
Sau Thế chiến II, những chiếc Me-262 được sử dụng để phát triển nhiều máy bay động cơ phản lực khác trên khắp thế giới.
6. Bell X-1: máy bay đầu tiên phá vỡ rào cản âm thanh
Thập niên 1940 ghi nhận lần đầu tiên rào cản âm thanh bị phá vỡ bởi Bell X-1.
Dưới sự điều khiển của phi công Charles E.
“Chuck” Yeager thuộc Không quân Mỹ:
- Chiếc máy bay đạt tốc độ 1.127 km/h (Mach 1.06) ở độ cao 13.000 m vào ngày 14/10/1947
- Chứng minh có thể đạt tốc độ siêu thanh
Bell X-1 sử dụng động cơ tên lửa và những phiên bản sau này thậm chí còn bay nhanh hơn, trong đó Bell X-1A vượt qua tốc độ 2.600 km/h vào năm 1954.
Bell X-1 và nhiều máy bay dòng X khác mở đường cho máy bay chở khách siêu thanh hoạt động đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay là Concorde.
7. Tàu con thoi: máy bay vũ trụ tái sử dụng đầu tiên trên thế giới
Tàu con thoi được sử dụng để vận chuyển phi hành gia và hàng hóa lên quỹ đạo trong vài thập kỷ. Tàu con thoi phóng lên quỹ đạo trên lưng tên lửa đẩy lớn và thực hiện nhiệm vụ ở quỹ đạo của Trái Đất trước khi hồi quyển và hạ cánh như máy bay thông thường. Mẫu máy bay vũ trụ này góp phần thúc đẩy khám phá hàng không và vận chuyển vệ tinh cho tới khi ngừng hoạt động sau hàng loạt tai nạn gây chú ý.
Đọc thêm: Tìm hiểu về Sân bay Quốc tế Clark (CRK)-Philippines
Đọc thêm: Hàng không bước vào cao điểm chống buôn lậu