IATA là gì?
IATA là tên viết tắt của International Air Transport Association – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Đây là hiệp hội thương mại của các hãng hàng không quốc tế có trụ sở tại Montreal – Canada.
Khởi đầu với 57 thành viên vào năm 1945, đến nay thì IATA đã có 290 thành viên của 120 quốc gia. Các thành viên IATA chiếm tới 82% lưu lượng vận tải hàng không toàn cầu.
IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải đường hàng không.
IATA cũng chính là cơ quan đưa ra những quy định và hướng dẫn về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Trong đó quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA là quy định rất quan trọng mà các công ty phục vụ hàng hóa và người gửi hàng bắt buộc phải nắm được.
Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình chuyển phát. Loại hàng này có khả năng gây ra những nguy hại lớn cho tính mạng con người, cho môi trường, nguy hiểm hơn là an ninh quốc gia.
Hàng hóa nguy hiểm cho hàng không là:
Loại hàng đó có chưa những chất độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng của con người.
Loại hàng hóa đó gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, gây mất an ninh an toàn cho quốc gia.
Loại hàng hóa đó có chứa những chất gây nguy hiểm cho vận tải hàng không trong quá trình vận chyển.
9 nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA cho hàng không
Nhóm 1: Thuốc nổ (Explosives)
Dưa theo mức độ nguy hiểm hoặc theo sức phá nổ của loại chất nổ mà người ta sẽ phân theo 6 nhóm nhỏ như sau:
- Division 1.1
- Division 1.2
- Division 1.3
- Division 1.4
- Division 1.5
- Division 1.6
Ví dụ: Việc phân nhóm như khi nổ trong ngôi nhà thì có thể gây ra sụt nhà, hoặc chỉ nổ nghe như tiếng pháo…
Và trong 6 phân hóm đó thì tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn đánh the bảng chữ cái A, B,C, D… chẳng hạn vị 1.1A, 1.3B, 1.4S…
Hầu hết thì các loại chất nổ này đều bị cấm vận chuyển trên máy bay chở hàng khách cũng như máy bay chở hàng.
Chỉ có duy nhất loại đạn dành cho súng bộ binh có mã 1.4S là được một số hãng hàng không chấp nhận chở trên máy bay chở khách, còn lại phải dùng máy chở hàng.
Nhóm 2: Chất khí (Gases)
Được phân thành 3 nhóm bao gồm:
Bật lửa gas, bình khí gas… được gọi chung là Division 2.1
Bình oxy dễ thở gọi là Division 2.2
Chất khí độc gọi là Division 2
Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy ( Flammable Liquid)
Bao gồm săn, dầu, sơn, cồn, loại rượu có nồng đồ cao,…
Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy
Các chất có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.
Trong nhóm này người ta phân chia thành 3 nhóm nhỏ bao gồm:
Division 4.1 – Chất rắn dễ cháy: Bao gồm các loại bột kim loại, chất cháy khi có tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ. Loại này thì hầu hết sẽ bị cấm chuyển bằng máy bay.
Division 4.2 – Chất có khả năng tự bố cháy: Như phốt pho trắng.
Division 4.3 – Chất phản ứng khi nước tiếp xúc sẽ phát ra khi dễ cháy.
Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ
Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm
Division 5.1 – Chất ox hóa
Division 5.2 – Chất hữu cơ có chứa oxi
Đối với nhóm này chúng ta phải có kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.
Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm
Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm:
Division 6.1 – Chất độc: Chẳng hạn như thuốc trừ sâu
Division 6.2 – Chất lây nhiễm: Bao gồm:
Các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn.
Hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật hoặc ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
Nhóm 7: Chất phóng xạ
Nhóm này bao gồm các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và môt số thiết bị của ngành dầu khí…
Nhóm 8: Chất ăn mòn
Nhóm này bao gồm pin, ắc quy, axit,…
Nhóm 9 Hàng nguy hiểm khác
Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên như đá khô, oto, xe máy, động cợ,…
Đọc thêm: Vận chuyển thú cưng từ Hà Nội sang
Đọc thêm: Vận chuyển hàng không mứt dừa từ Việt Nam sang Đức