Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Tra mã HS cho hàng hóa là việc cơ bản và rất quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Việc phân loại hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo 6 quy tắc.

Áp dụng theo thứ tự, không áp dụng được quy tắc này mới áp dụng sang quy tắc tiếp theo 9 từ quy tắc 1 tới quy tắc 4

Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh

Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa, chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào.

Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó.

Phải căn cứ vào chú giải và các phân nhóm trong chương đó.

Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó.

Điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc tắc còn lại.

Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm nào.

Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm

Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thi được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện

Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện.

  • Hoặc thành sản phẩm có đặc trưng cơ bản của sản phẩm đã hoàn thiện
  • Thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Lưu ý:

  • Với việc nhập khẩu đồng bộ tháo rời và áp mã đồng bộ tháo rời như trên không yêu cầu phải nhập hàng cùng một thời điểm, hoặc cùng một cửa khẩu
  • Nhưng bạn phải đăng ký trước với hải quan danh mục nhập khẩu hàng hóa đồng bộ tháo rời.
  • Nếu mục đích nhập khẩu là đồng bộ tháo rời (tức nhập về ráp thành 1 sản phẩm) nhưng lúc nhập khẩu lại khai báo và áp mã vào mã bộ phận (không áp mã sản phẩm do không đăng ký danh mục trên)
  • Nếu có kiểm tra sau thông quan về mặt hàng đó và bị phát hiện, doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt.

Phôi:

  • Là những sản phẩm chưa sẵn sàn đưa ra sử dụng
  • Có hình dáng bên ngoài gần giống với hàng hóa hoàn thiện
  • Chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó
  • Khi đó phôi được áp mã như sản phẩm hoàn chỉnh

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc một chất 

Áp dụng quy tắc này với các sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất liệu.

Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất cùng thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.

Chất A thuộc nhóm 1.

Chất B cũng thuộc nhóm 1

==> Hỗn hợp của A+B sẽ thuộc nhóm 1.

Các hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân loại trong cùng một nhóm

Hàng hóa làm bằng 2 nguyên liệu. 2 chất trở lên, khác nhóm thì áp dụng quy tắc 3 bên dưới.

Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm 

Quy tắc 3a: 1 sản phẩm nằm ở nhiều nhóm.

Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Quy tắc 3b: Hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau & Một bộ sản phẩm bán lẻ (gồm nhiều sản phẩm nằm ở nhiều nhóm)

Hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu, bộ phận khác nhau:

  • Áp theo nguyên liệu hay thành phần mang lại bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặt trưng có thể dựa vào:
  • Kích thước
  • Số lượng
  • Chất lượng
  • Khối lượng
  • Giá trị
  • Công dụng…. hoặc khác.

Một bộ sản phẩm bán lẻ:

Hàng hóa là bộ sản phẩm được cấu thành từ nhiều sản phẩm, nguyên liệu. Mỗi sản phẩm, nguyên liệu thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.

Tùy bộ hàng hóa mà tính chất cơ bản được xét khác nhau

Có thể xác định theo bản chất của nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành, theo thành phần, kích thước, số lượng, trọng lượng, trị giá hoặc theo vai trò của nguyên liệu cấu thành có liên quan đến việc sử dụng hàng hóa.

Chỉ được coi là bộ sản phẩm và áp quy tắc 3b khi thỏa mãn đồng thời các điều sau:

  • Có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. (6 cái nĩa dùng trong nấu ăn, số lượng lớn hơn 2 nhưng vẫn không coi là bộ sản phẩm)
  • Các sản phẩm phải được đóng gói bán lẻ: tức là xếp cùng nhau, đóng gói hoàn thiện
  • Tuy công dụng, cách hoạt động khác nhau nhưng cùng nhau hỗ trợ cho 1 hoặc vài sản phẩm chính trong bộ sản phẩm để thực hiện một chức năng xác định.

Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm)

Áp dụng khi:

  • Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c).
  • Một sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng các bộ phận này lại nằm ở các nhóm khác nhau.

Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Quy tắc xác định mã HS khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì tích hợp dùng chung với sản phẩm

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định.

Có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Nếu nhập riêng túi hợp bao bì này mà không cùng với sản phẩm sẽ áp mã theo nhóm thích hợp chứ không theo mã sản phẩm.

Quy tắc 5b: Bao bì thông thường

Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng:

  •  Đóng gói chứa đựng hàng hóa
  • Được nhập cùng với hàng (như túi nilon, hộp carton…)
  • Được áp mã HS theo hàng hóa
  • Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Chú giải của phân nhóm và nhóm có giá trị hơn chú giải của chương.

Đọc thêm: Tác động của thương mại điện tử đến ngành hàng không 

Đọc thêm: Các yêu cầu về đóng gói và bảo quản hàng hóa cơ bản