Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?

Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?

Nhiều hãng hàng không cấm nam phi công để râu, lý do không chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ hay hình ảnh chuyên nghiệp, mà còn nhằm đảm bảo an toàn bay và sức khỏe.

Quy định cấm phi công để râu có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người. Tuy nhiên, điều này khá phổ biến trong ngành hàng không, được đặt ra nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn.

Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu? 

Lý do đầu tiên khiến nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu là:

  • Vấn đề hình ảnh, vì các hãng bay luôn đề cao hình ảnh chuyên nghiệp của phi công.
  • Những bộ râu quai nón, râu rậm có thể tạo ấn tượng thiếu gọn gàng, ảnh hưởng đến hình ảnh chung của phi công và hãng hàng không.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhất.

Lý do chính khiến các hãng hàng không cấm phi công để râu là:

  • Vấn đề an toàn
  • Đặc biệt liên quan đến việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí

Ở Mỹ, mặc dù bắt buộc cạo sạch râu không phải là chính sách của Cục Hàng không Liên bang (FAA) nhưng một số hãng hàng không lớn có quy định nghiêm ngặt đối với việc cạo râu của phi công vì mục đích an toàn. Chẳng hạn, American Airlines yêu cầu phi công của họ phải cạo râu sạch sẽ trước khi báo cáo nhiệm vụ.

Trả lời phỏng vấn trên tờ Thrillist , người phát ngôn của American Airlines giải thích: ” Chúng tôi không cho phép phi công để râu khi thực hiện nhiệm vụ. Và điều này phải được thực hiện vì mục đích an toàn, một trong những điều quan trọng nhất, lớn nhất trong ngành của chúng tôi 

Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?
Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?

Trong trường hợp khẩn cấp

Phi công cần đeo mặt nạ dưỡng khí để duy trì khả năng thở khi cabin mất áp suất hoặc trong các tình huống cần thiết khác.

Mặt nạ dưỡng khí được thiết kế để ôm sát vào khuôn mặt, “niêm phong” thật kín, ngăn không khí thoát ra ngoài.

Râu có thể làm cản trở khả năng tạo ra sự niêm phong này, khiến không khí rò rỉ và giảm hiệu quả của mặt nạ.

Hơn nữa, trong các tình huống khẩn cấp trên không, mỗi giây đều rất quý giá. Nếu mặt nạ dưỡng khí không hoạt động hiệu quả do râu cản trở:

  • Phi công có thể bị thiếu ôxy
  • Dẫn đến mất khả năng kiểm soát máy bay
  • Gây nguy hiểm cho tính mạng của cả phi hành đoàn và hành khách

Một số yếu tố khác liên quan 

Một số yếu tố kỹ thuật khác cũng liên quan đến việc nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu.

Trong buồng lái, phi công cần sử dụng tai nghe và micro để liên lạc với trung tâm điều hành mặt đất và các thành viên phi hành đoàn khác.

Râu dài có thể:

  • Gây nhiễu âm thanh hoặc làm cho micro không hoạt động hiệu quả
  • Ảnh hưởng đến khả năng liên lạc trong các tình huống khẩn cấp

Ngoài việc cạo sạch râu, để đảm bảo mặt nạ dưỡng khí phát huy tối đa hiệu quả, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt.

Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?
Vì sao nhiều hãng hàng không cấm phi công để râu?

Trong một số trường hợp đặc biệt

  • Phi công có thể được cấp phép để râu vì lý do tôn giáo.
  • Tuy nhiên, họ cần đáp ứng các yêu cầu về độ dài, kiểu dáng râu và đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn bay.

Để có thể trở thành phi công, các ứng viên phải:

  • Đáp ứng tiêu chuẩn rất cao về sức khỏe và các yếu tố đặc biệt về thể chất khác
  • Chẳng hạn cơ thể không được có sẹo
  • Họ không được có bất thường nào ở hệ tim mạch, hệ hô hấp
  • Về cấu trúc hay chức năng ở dạ dày, ruột, hệ tiết niệu và sinh dục
  • Về chức năng tai, mũi, xoang và họng (bao gồm khoang miệng, răng, thanh quản)…
  • Có thể làm ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay

Phi công phải có:

  • Thính lực rất tốt, nghe được lời nói thường cách xa 5 mét
  • Và nói thầm cách 0,5 mét
  • Phải đảm bảo về sức khỏe răng miệng

Họ cũng sẽ không được lái máy bay nếu mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến an toàn bay:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh viêm gan truyền nhiễC
  • Các bệnh ký sinh trùng…

Đọc thêm: Taxi bay – phương tiện thúc đẩy du lịch

Đọc thêm: Vietnam Airlines dứt mạch thua lỗ 4 năm liên tiếp