Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết

Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết

Đối tượng bảo hiểm 

Đối tượng bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không

Loại trừ hàng hóa gửi bằng đường bưu điện

Phạm vi bảo hiểm 

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bảo hiểm cho:

Mọi rủi ro về mất mát.

Hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm.

Ngoài những loại trừ bảo hiểm quy định cụ thể trong quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết
Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết

Số tiền bảo hiểm 

Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai và được chấp nhận.

Thông thường số tiền bảo hiểm được tính gồm giá tiền hàng (C) ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng với chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I).

Số tiền bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi nãy không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

Các loại trừ bảo hiểm

Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.

Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.

Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.

Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.

Phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.

Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm.

Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay.

Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.

Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, hành động thù địch.

Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc).

Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.

Tổn thât, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.

Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn bạn động, phá rối trật tự.

Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị

Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết
Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết

Hạn chế tổn thất 

Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể coi là hợp lý nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất đó.

Phải đảm bảo mọi quyền khiếu nại người chuyên chở.

Người nhận ký gửi hàng hóa hay những người thứ ba khác được duy trì và thực hiện thỏa đáng.

Hồ sơ bồi thưởng bảo hiểm

Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa hoặc phiếu ghi trọng lượng

Bản chính của vận tải đơn hoặc hợp đồn chuyên chở các loại.

Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất.

Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhân thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.

Bản sao báo cáo hải sự hoặc trích sao nhật ký hàng hải

Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.

Giấy yêu cầu bồi thường.

Các chứng từ liên quan đến khiếu nại

Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết
Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải hàng không: Những điều cần biết

Đọc thêm: Dịch vụ vận chuyển đường hàng không từ Hải Phòng đi Pháp uy tín 

Đọc thêm: 9 nhóm hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm theo IATA