Bill of Lading (B/L) và các thông tin trên B/L
Bill of Lading là gì?
(B/L) Vận đơn đường biển là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng, sau khi đặt booking.
B/L phải thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển,người gửi hàng và người nhận.
Hãng tàu phải xác nhận các chi tiết: phân loại vận đơn, số lượng kiện hàng, trọng lượng, số lượng, người gửi hàng. Tên người nhận hàng, tên cảng khởi hành và điểm đến, ngày khởi hành, chất lượng và số lượng hàng hóa vận chuyển.
Vai trò của vận đơn (B/L)
B/L là biên nhận hàng hóa để đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. (Nhận hàng).
Cũng có thể làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương.
Vận đơn là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Sau đây là những nội dung cơ bản của vận đơn:
Các loại vận đơn (B/L)
Theo tính sở hữu:
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): hãng tàu chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn.
- Vận đơn theo lệnh: Được ký hậu mặt sau tờ đơn.
To order of a named person: giao hàng theo lệnh của người hoặc cty.
To order of a issuing bank: Theo lệnh của ngân hàng phát hàng. (Thanh toán L/C)
To order of shipper: theo lệnh của người gửi hàng.
- Vận đơn vô danh (To bearer B/L): không ghi tên người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu.
Theo phê chú hàng hóa:
- Clean Bill (Vận đơn sạch): Mô tả hàng hóa bên ngoài phù hợp để đi biển hoặc đảm bảo chất lượng.
- Unclean Bill (Vận đơn không sạch): Mô tả hàng hóa bên ngoài không phù hợp để đi biển. Hoặc không đảm bảo chất lượng.
Trên vận đơn ghi Clean hay Unclean không quan trọng. Chỉ cần ghi được thuyền trưởng đánh giá phù hợp thì đó là vận đơn sạch.
Tuy vậy, bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa trước khi vận chuyển, cần được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn xếp dỡ và vận chuyển.
Hãng tàu sẽ không chịu trách nhiệm cho phần hàng hóa không đủ tiêu chuẩn vận chuyển. (Có thể nhận nhưng người gửi hàng phải chịu khoảng phạt phí).
Theo tính pháp lý:
- Original B/L (Vận đơn gốc): Được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu “Original”. Có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
- Copy B/L (Bản sao vận đơn): Bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay. Thường có dấu “Copy – Non negotiable ” và không giao dịch chuyển nhượng được.
Theo hành trình và phương thức vận chuyển:
- Direct B/L (Vận đơn thẳng): hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ hàng. Lô hàng không phải chuyển tải.
- Through B/L (Vận đơn chở suốt): hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.
Multimodal B/L (Vận đơn đa phương thức): hàng hoá được vận chuyển theo phương thức “Door to door”. Nhờ kết hợp các phương thức: bộ, thủy, hàng không, đường sắt.
Theo nhà phát hành
- Master B/L (Vận đơn chủ): Do hãng tàu phát hành cho Shipper hoặc Forwarder.
- House B/L (Vận đơn nhà): Do Forwarder cấp cho Shipper.
Khái niệm cần phân biệt:
- Surrenderd B/L: vận đơn điện giao hàng, nhà nhập khẩu chỉ cần xuất đơn này là có thể nhận được hàng. Bill gốc được thu hồi, hãng tàu hay công ty giao nhận để làm điện giao hàng – Telex Release. Sau đó được gửi ược gửi bằng Fax hoặc Email. Yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng (Consignee). Mà không cần vận đơn gốc. Chỉ áp dụng cho vận đơn đích danh. (Straight B/L).
- Sea way B/L: Không phải là vận đơn, không có tính sở hữu hàng hóa. Chỉ có 2 chức năng là biên lai nhận hàng và hợp đồng vận chuyển.
Xem thêm: https://dananglogistics.net/hs-code-la-gi-6-quy-tac-xac-dinh-ma-hs-can-luu-y/