Sự ra đời của Boeing 747
Sự ra đời của 747 là một dạng huyền thoại trong lịch sử hàng không, theo Reuters.
Vào những năm 1960, Juan Trippe, người sáng lập hãng hàng không Pan Am của Mỹ, muốn cắt giảm chi phí bằng cách tăng số ghế trên máy bay.
Trong một chuyến đi câu cá, ông đã thách thức Chủ tịch Boeing lúc bấy giờ William Allen chế tạo một phi cơ mới có kích thước lớn hơn các máy bay 707.
Ông Allen đã giao nhiệm vụ này cho kỹ sư Joe Sutter vào tháng 8.1965.
Đội ngũ của ông Sutter:
Chỉ mất 28 tháng để hoàn tất việc thiết kế và chế tạo mẫu máy bay 747 tại nhà máy ở bang Washington của Mỹ.
Nhanh đến mức họ được gọi là “The Incredibles” (tạm dịch: Những siêu nhân).
Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 9.2.1969.
Chiếc 747 đầu tiên được bàn giao cho Pan Am vào ngày 22.1.1970.
Không chỉ sử dụng cho mục đích thương mại và dân dụng.
2 chiếc Boeing 747 còn được cải tạo để vận chuyển các tàu con thoi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Một phiên bản quân sự của chiếc 747 còn được sử dụng để chở tổng thống Mỹ với tên gọi Chuyên cơ Không lực Một (Air Force One).
37 năm giữ kỷ lục về sức chứa hành khách
Thập niên 1960, sau khi thất bại trong việc bán những chiếc máy bay vận tải quân sự cỡ siêu lớn C-5A.
Hãng Boeing đã tạo ra 747, một dòng máy bay dân dụng, tận dụng lợi thế của động cơ phản lực cánh quạt có tỉ lệ vòng quanh cao.
Các động cơ mới được phát triển cho bộ phận vận chuyển đốt cháy ít nhiên liệu hơn bằng cách cho không khí đi qua lõi động cơ, cũng như cho phép phạm vi bay xa hơn.
Hơn 50.000 công nhân của Boeing đã mất chưa đầy 16 tháng để cho ra đời chiếc máy bay phản lực hai lối đi đầu tiên trên thế giới.
Dòng Boeing 747 đã từng giữ kỷ lục về sức chứa hành khách lớn nhất trong 37 năm.
Cho đến khi đối thủ mới là hãng sản xuất máy bay Airbus từ châu Âu trình làng chiếc Airbus A380 với những ưu điểm mới vượt xa 747.
Việc sản xuất máy bay phản lực khổng lồ đòi hỏi phải xây dựng một nhà máy lớn ở thành phố Everett, thuộc tiểu bang Washington
Và nhà máy này đã trở thành tòa nhà có thể tích lớn nhất thế giới.
Tận dụng kích thước khổng lồ của 747, phần thân dài 68,5m và phần đuôi cao bằng một tòa nhà 6 tầng:
- Một số hãng hàng không đã biến boong thứ hai của máy bay thành phòng phục vụ cocktail hạng nhất.
- Ngay cả boong dưới đôi khi cũng có phòng chờ, thậm chí là quầy bar chơi piano.
Một thời đại kết thúc
Với thiết kế ” bướu” đặc trưng, bốn động cơ và sức chứa khổng lồ:
- 747 thường được xem là dòng máy bay cỡ lớn có thiết kế thẩm mỹ nhất.
- Với biệt danh ” Nữ hoàng bầu trời”.
Boeing 747 từng là lựa chọn của những người giàu có và thậm chí là hoàng tộc.
Boeing từng xuất hiện trong nhiều bộ phim bom tấn Hollywood.
747 cũng là nguyên mẫu của các máy bay Air Force One, chuyên cơ của tổng thống Mỹ kể từ năm 1990.
Tuy nhiên trong hai thập kỷ qua:
ác hãng hàng không đã chuyển sang dòng máy bay 777 hai động cơ.
Tiết kiệm nhiên liệu hơn Boeing.
Năm 2020, Boeing đã báo hiệu rằng họ sẽ ngừng chế tạo 747, ngay cả ở dạng chở hàng.
Vì khách hàng chọn mua máy bay 777 hoặc tân trang lại máy bay chở khách 747 cũ thành máy bay chở hàng.
Cách đây 5 năm, Korean Air là hãng hàng không cuối cùng nhận một máy bay chở khách 747-8.
Nhờ nhu cầu về khả năng vận chuyển hàng hóa đã giúp 747 tiếp tục sải cánh trên bầu trời.
Thiết kế đặc biệt của 747:
- Cho phép phần mũi lật lên giống như một cái miệng đang há ra.
- Để máy bay có thể tiếp nhận các loại hàng hóa có kích thước gần bằng chiều dài của nó.
Thế giới còn bao nhiêu chiếc 747?
Theo Công ty phân tích hàng không Cirium:
- Thế giới chỉ còn 44 chiếc máy bay chở khách thuộc dòng 747 hoạt động.
- Hơn một nửa trong số đó do hãng hàng không Lufthansa của Đức vận hành.
Vào cuối năm 2019, con số này là 130.
Nhưng đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt nhu cầu đi lại bằng đường hàng không
Đặc biệt là trên các hành trình quốc tế chủ yếu sử dụng máy bay 747 và các máy bay thân rộng khác.
Hầu hết máy bay 747 đã bị “đắp chiếu” trong những tháng đầu đại dịch và không bao giờ hoạt động trở lại.
Song toàn cầu vẫn còn 314 máy bay 747 phiên bản chở hàng đang hoạt động, theo Cirium.
Nhiều chiếc trong số này ban đầu được sử dụng làm máy bay chở khách trước khi được cải tạo thành máy bay chở hàng.
Đọc thêm: Indochina Post là đại lý hàng không lớn ở Việt Nam
Đọc thêm: Tác động của thương mại điện tử đến ngành hàng không