Sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không dân dụng trong những năm 1960. Đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về một loại máy bay mới có khả năng chuyên chở nhiều hành khách hơn và bay xa hơn. Chính trong bối cảnh đó, Boeing 747 đã ra đời như một biểu tượng mang tính cách mạng. Nó đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới. Từ nhu cầu không chỉ của hành khách mà còn từ yêu cầu của quân đội. Và đặc biệt là sự hợp tác với hãng hàng không Pan American World Airways (Pan Am). Boeing đã phát triển thành công chiếc 747, mở ra kỷ nguyên mới cho các chuyến bay đường dài và góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn cầu của ngành hàng không.
Sự ra đời của Boeing 747
Vào thập niên 1960, ngành hàng không đang chứng kiến sự bùng nổ với số lượng hành khách tăng vọt. Các hãng hàng không cần một loại máy bay mới có khả năng chuyên chở nhiều hành khách hơn và bay xa hơn để đáp ứng nhu cầu này.
Cùng khoảng thời gian, Quân đội Hoa Kỳ tổ chức một cuộc thi. Nhằm để tìm kiếm một máy bay vận tải quân sự lớn hơn. Boeing cũng đã tham gia và phát triển dòng máy bay phản lực hạng nặng C-5 Galaxy. Tuy không giành được chiến thắng, nhưng thiết kế đó cũng đã đặt nền móng cho Boeing 747.
Thiết kế và phát triển Boeing 747
“Cha đẻ của Boeing 747” – Kỹ sư trưởng Joe Sutter. Cùng đội ngũ kỹ sư của Boeing đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thiết kế. Họ đã dày công nghiên cứu một chiếc máy bay lớn hơn và hiệu quả hơn so với bất kỳ chiếc máy bay phản lực nào trước đó.
- Thiết kế hai tầng: Một trong những điểm độc đáo của 747 là thiết kế hai tầng. Tầng trên nhỏ hơn, ban đầu dành cho khoang lái và khu vực nghỉ ngơi cho phi hành đoàn. Sau này, khu vực này được chuyển đổi thành khu vực hạng nhất hoặc thương gia cho hành khách.
- Công nghệ và vật liệu: Sử dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến. Boeing 747 được thiết kế để có thể bay xa và chở nhiều hành khách hoặc hàng hóa hơn.
- Nhà máy sản xuất mới: Để sản xuất chiếc máy bay khổng lồ này. Boeing đã xây dựng một nhà máy mới ở Everett, Washington, đây hiện là nhà máy sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.
Hợp đồng với Pan American World Airways (Pan Am)
Chủ tịch Pan Am – Juan Trippe, nhận thấy tiềm năng của một chiếc máy bay lớn hơn để phục vụ cho các chuyến bay thương mại đường dài. Ông đã thuyết phục Boeing phát triển một loại máy bay mới có thể đáp ứng nhu cầu này. Năm 1966, Boeing ký hợp đồng với Pan Am để phát triển Boeing 747. Và sau đó, Pan Am trở thành khách hàng đầu tiên đặt mua loại máy bay này với đơn hàng ban đầu là 25 chiếc.
Chuyến bay đầu tiên
Boeing 747 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 2 năm 1969. Chuyến bay này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển và thử nghiệm của máy bay.
Ngày 22 tháng 1 năm 1970, Pan Am thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên với Boeing 747 từ New York đến London, chính thức giới thiệu “Jumbo Jet” đến với công chúng. Chuyến bay này đã trở thành một sự kiện quan trọng. Chuyến bay đã mở ra kỷ nguyên mới cho các chuyến bay thương mại đường dài.
Thành tựu
- Khả năng chuyên chở lớn: Boeing 747 có khả năng chở hơn 400 hành khách. Thực tính gấp đôi so với các máy bay phản lực trước đó. Giúp giảm chi phí vận hành trên mỗi hành khách và mở ra cơ hội cho nhiều người hơn để du lịch bằng đường hàng không.
- Biểu tượng của ngành hàng không: Với biệt danh “Jumbo Jet”. Boeing 747 trở thành biểu tượng của sự phát triển và tiến bộ trong ngành hàng không dân dụng.
- Cải tiến liên tục: Kể từ khi ra mắt, Boeing 747 đã trải qua nhiều phiên bản và cải tiến. Bao gồm 747-100, 747-200, 747-300, 747-400, và mới nhất là 747-8, để đáp ứng nhu cầu thay đổi của ngành hàng không.
Boeing 747 không chỉ là một thành tựu kỹ thuật đáng kinh ngạc. Mà nó còn thay đổi cách mọi người di chuyển trên khắp thế giới, đóng góp vào sự phát triển toàn cầu của ngành hàng không.
ĐỌC THÊM:
Sự phát triển của thị trường E-commerce tác động đến ngành hàng không
Dịch vụ gửi thực phẩm đi Trung quốc giá rẻ, an toàn