Giao nhận hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường hàng không
Những hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không
Các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
Hàng hóa tổng hợp: Là các loại hàng có thể vận chuyển được bằng đường hàng không mà thuộc tính không có vấn đề về kích thước, nội dung, bao bì,…Tuy nhiên trước khi được đưa lên máy bay để vận chuyển, các loại hàng hóa này đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Hàng hóa đặc biệt: Động vật sống, hàng có giá trị cao, hàng hóa ngoại giao, hài cốt, hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa ẩm ướt, hàng hóa có mùi, hàng hóa có khối lượng lớn,…
Ngoài ra cũng sẽ có các loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không. Một số loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thể kể đến như:
- Các chất ma túy, chất kích thích thần kinh, vũ khí đạn được, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, các loại vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,…
- Các văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại nhà nước Việt Nam.
- Vật hoặc chất dễ gây cháy nổ và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước.
- Các loại kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim,…) hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý.
Ưu và nhược điểm khi vận chuyển bằng đường hàng không
Ưu điểm
- Thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng
- Hàng hóa đảm bảo tính an toàn trong suốt quá trình vận chuyển
- Phí bảo hiểm thấp
- Tiết kiệm chi phí lưu kho
Nhược điểm
- Chi phí lớn
- Giới hạn về khối lượng hàng hóa
- Thủ tục phức tạp
- Ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh
Quy trình giao nhận hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường hàng không
Giao hàng xuất khẩu
Quy trình giao hàng xuất khẩu như sau:
1. Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.
2. Người giao nhận sẽ cấp cho người xuát khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.
3. Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC-forwarder’s certifficate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích.
4. Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR-forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không.
Các chứng từ chuẩn bị giao hàng
Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không.
- Giấy phép xuất nhập khẩu
- Bản kê chi tiết hàng hoá
- Bản lược khai hàng hoá
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan)
- Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)…
Chứng từ kèm theo hàng hóa
Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí
Người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:
- Các bản còn lại của MAWB và HAWB
- Hoá đơn thương mại
- Bản kê khai chi tiết hàng hoá
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Phiếu đóng gói
- Lược khai hàng hoá
Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan.
Nhập hàng xuất khẩu
Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn thì:
- Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hoá
- Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay.
- Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằng vận dơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng.
Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng.
Người giao nhận còn phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:
- Giấy phép nhập khẩu
- Bản kê khai chi tiết hàng hoá
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Chứng từ xuất xứ
- Hoá đơn thương mại
- Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB
- Tờ khai hàng nhập khẩu
- Giấy chứng nhận phẩm chất
- Và các giấy tờ cần thiết khác.
Người giao nhận tiến hành:
- Nhận hàng từ hãng vận chuyển
- Thanh toán mọi khoản cước thu sau
- Làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không
- Thông quan cho hàng hoá.
Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế.
Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.
Đọc thêm: Dịch vụ vận chuyển đường hàng không từ Hải Phòng đi Pháp uy tín
Đọc thêm: Xu hướng di chuyển bằng máy bay của người dân Việt Nam