Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục

Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục

Ngay từ đầu năm 2024, ngành hàng không đang có những bước chuyển mình, lượng khách quốc tế tăng kỷ lục. Việc vận tải hành khách, hàng hóa tăng trưởng trở lại chính là động lực để các doanh nghiệp hàng không “khỏe lại”

Tổng quan

Tính đến năm 2024, ngành hàng không toàn cầu đang trải qua sự phục hồi mạnh mẽ, tiệm cận mức hoạt động trước đại dịch. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo lợi nhuận hoạt động là 49 tỷ đô la và lợi nhuận ròng là 23 tỷ đô la trong năm, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ và chiến lược giá hiệu quả. Số lượng hành khách dự kiến sẽ đạt 4,7 tỷ, gần với con số năm 2019

Tuy nhiên, tổng chi phí cũng đạt mức cao kỷ lục, tăng 9,4% lên 936 tỷ USD. Nhiều hãng hàng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang chịu áp lực phải góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và hướng tới cam kết đạt mức phát thải carbon bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục
Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục
Phát biểu tại cuộc họp thường niên của ngành ở Dubai cùng ngày, Tổng giám đốc IATA Willie Walsh nhận định lợi nhuận ròng dự kiến 30 tỷ USD trong năm nay là “một thành tựu tuyệt vời” xét đến những thiệt hại nặng nề do đại dịch gây ra.

Tình hình sau Covid-19

Covid-19 đã khiến ngành hàng không rơi vào khủng hoản. Nhiều hãng phải dừng hoạt động đội bay và mất hàng nghìn việc làm. Điều đó đã gây thiệt hại 183 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2022.
Mặc dù dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm nay. Nhưng ngành hàng không thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Lợi nhuận tăng nhưng chi phí cũng cao kỷ lục. Tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ đạt 3,1%, tương đương mỗi hãng bay lãi hơn 6 USD mỗi khách, cao hơn không đáng kể so với 3% của năm 2023.
“Chỉ kiếm được 6,14 USD trên mỗi khách cho thấy lợi nhuận của chúng tôi mỏng đến mức nào,”. Tổng giám đốc IATA Willie Walsh nói và so sánh. Rằng là mức lãi này “chỉ bằng giá một ly cà phê ở một số nơi trên thế giới.”
Các hãng hàng không cũng đang đối mặt với chi phí tăng do thiếu phụ tùng thay thế, nhân công. Bên cạnh đó là các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu như đường băng bị ngập nước và cháy rừng.

Tình hình trong tháng 4 vừa qua

Tháng 4, sân bay bận rộn nhất thế giới, Dubai của UAE đã phải đóng cửa do lũ lụt nghiêm trọng. Điều đó đã ảnh hưởng đến hơn 2.000 chuyến bay. Theo các nhà khoa học khí tượng, lượng mưa cực lớn ở sa mạc UAE có thể trở nên trầm trọng hơn do nóng lên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Sân bay Quốc tế Chicago O’Hare (ORD) phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể do giông bão. Giao thông khởi hành đến ORD đã gặp phải tình trạng chậm trễ trung bình trong hơn hai giờ​ (FAA Fly)​. Tương tự, Sân bay Liên lục địa George Bush ở Houston đã phải đối mặt với một loạt giông bão. Dẫn đến khả năng gián đoạn hoạt động và dự báo lượng mưa lớn​
Dhaka và các khu vực khác của Bangladesh đã tiến hành các buổi cầu nguyện cho mưa khi khu vực này vật lộn với cái nóng không thể chịu đựng được và hạn hán nghiêm trọng. Việc thiếu mưa đã gây ra đau khổ to lớn, đặc biệt là đối với các cộng đồng nghèo hơn
Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục
Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục

Mức độ ảnh hưởng đến môi trường

Vận tải hàng không gây ra gần 3% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Mức độ này được cho là “nguy hiểm” vì chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ dân số thế giới.
Ngày 2/6, IATA cho biết sản lượng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) khai thác từ các nguồn tái tạo đã tăng gấp ba lần trong năm 2024. Đạt lên con số 1,9 tỷ lít, tương đương 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, SAF chỉ chiếm 0,53% nhu cầu nhiên liệu của ngành trong năm nay. Tính bền vững cũng là một trọng tâm chính. Đối với ngành hàng không hướng tới việc tăng cường sử dụng Nhiên liệu Hàng không Bền vững (SAF). Mặc dù việc sử dụng SAF tăng gấp ba lần vào năm 2024. Nhưng nó vẫn sẽ chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nhiên liệu của ngành. Ngành công nghiệp này cũng đang phấn đấu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050

Đọc thêm: