Ngành vận tải hàng không tại Việt Nam
Ngành hàng không Việt Nam gồm chuỗi dịch vụ bao gồm vận tải hàng không, cảnh hàng không và các dịch vụ phụ trợ hàng không. Trong đó, vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành. Trong bài viết dưới đây, Sài Gòn Cargo sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ hơn về Ngành vận tải hàng không tại Việt Nam.
Tổng quan về ngành vận tải hàng không tại Việt Nam
Vận tải hành khách hàng không
Thị trường vận tải hành khách hàng không Việt Nam hiện nay gồm nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO,Bamboo Airway… Trong đó, Vietnam Airlines đại diện cho hàng không truyền thống,còn Vietjet Air đại diện cho hàng không giá rẻ. Cả hai hãng hàng không này đều nắm giữ thị phần cao nhất ngành hàng không Việt Nam. Năm 2018, Bamboo Airway mới tham gia thị trường hàng không Việt Nam và đã nhanh chóng chiếm được thị phần và cạnh tranh tốt với những hãng hàng không trước đó. Bamboo Airway được cho là sự cộng hưởng của hai hãng hàng không nói trên.
Thị phần các hãng hàng không tính theo số chuyến bay khai thác trong 10T2021: Đứng đầu là Vienam Airlines (37%), tiếp đến là Vietjet Air (33%), Bamboo Airway (19%), Jetstar Pacific (7%) và cuối cùng là VASCO (4%).
Vận tải hàng hóa hàng không
Vận tải hàng hoá hàng không chiếm khoảng 25% giá trị xuất – nhập khẩu của Việt Nam. Hiện có 55 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không nội địa hoạt động ở Việt Nam. Trong đó, bốn hãng hàng không Việt Nam chiếm tỉ trọng tuyệt đối trong các chuyến bay nội địa nhờ chính sách bảo hộ của chính phủ (4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airway). Còn các tuyến quốc tế, ưu thế thuộc về các hãng nước ngoài với 82% thị phần.
Thực trạng ngành vận tải hàng không tại Việt Nam
Thuận lợi
Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đánh giá Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có tốc độ phát triển hàng không nhanh nhất trên thế giới.
Việt Nam khẳng định vị thế là một cường quốc sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là lượng hàng hóa đang gia tăng sang Hoa Kỳ, điều này đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong những năm gần đây.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải hàng không nước ta. Đồng thời cơ sở hạ tầng hàng không đang được sửa chữa, bảo dưỡng và xây dựng mới.
Khó khăn
Nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn và ngành vận tải hàng không nước ta cũng không nằm ngoại lệ.
Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không ngày càng gay gắt về cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin. Vận tải hàng không Việt Nam có những nỗ lực và cải tiến nhưng vẫn còn chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Dẫn đến khả năng cạnh tranh của vận tải hàng không nước ta còn thấp.
Các hãng hàng không tại Việt Nam ít chú trọng vào vận tải hàng hóa mà chỉ tập trung vào vận chuyển hành khách. Cùng với nguồn nhân lực cho ngành hàng không chỉ đáp ứng 40% so với nhu cầu thị trường. Nếu không có những đổi mới, chính sách cải thiện thì ngành hàng không sẽ gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh trong tương lai.
Vận chuyển hàng hóa toàn quốc bằng đường hàng không nhanh chóng tại Sài Gòn Cargo
Các loại hàng hóa cấm vận chuyển đường hàng không
Những loại hàng hóa cấm vận chuyển bao gồm:
- Các chất ma túy
- Chất kích thích thần kinh
- Vũ khí đạn được
- Các trang thiết bị kỹ thuật quân sự
- Vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,…
- Các văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm
- Tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại nhà nước Việt Nam.
Quy trình gửi hàng vận chuyển bằng đường hàng không tại Sài Gòn Cargo
Bước 1: Tư vấn – xác nhận mặt hàng
- Kiểm tra thông tin hàng hóa: nhân viên xác nhận về loại hàng hóa để tìm kiếm mã HS và báo mức giá tham khảo.
- Kiểm tra thông tin về chứng từ: phiếu xuất kho, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại và các chứng từ về chất lượng…
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng đóng gói
Sài Gòn Cargo đảm bảo đóng gói phù hợp với từng mặt hàng cụ thể. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tư vấn cách đúng gói tốt nhất cho lô hàng của bạn. Hay sẽ lắng nghe những yêu cầu cần thiết và làm theo cách đóng gói bên khách.
Bước 3: Bàn giao và ký xác nhận gửi hàng
- Khách hàng và bên nhân viên giao nhận cùng nhau kiểm tra thông tin liên quan đến lô hàng
- Cân, đo trọng lượng và tính cước phí.
- Khách hàng ký xác nhận gửi hàng và nhân viên ký nhận đã nhận hàng.
- Biên bản gửi hàng và hóa đơn được lập thành 2 bản, có chữ ký của 2 bên.
Đọc thêm: Chuyển phát nhanh nhãn bằng đường hàng không toàn quốc