Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam

Dịch vụ booking tải hàng không từ Việt Nam đến Wagga Wagga-Úc

1. Logistics hàng không là gì?

Về cơ bản, logistics hàng không cũng giống như các mảng logistics đường biển, đường bộ hay các dạng khác, đó là đảm bảo đưa hàng hóa từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quá và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa logistics hàng không so với logistics đường bộ và logistics đường biển như sau:

  • Tốc độ
  • Chi phí
  • Khả năng vận chuyển hàng hóa: kích thước, khối lượng, thời gian,…
  • Quản lý và theo dõi hàng hóa
Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam
Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam

2. Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam

Việt Nam là một thị trường logistics hàng không năng động và phát triển nhanh trên thế giới.

Đặc biệt, với việc các nhà đầu tư tham gia sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không đã gia tăng rất nhanh trong thời gian qua.

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về khối lượng vận chuyển, nhưng trị giá hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không ngày càng lớn.

Mạng lưới cảng hàng không hiện nay

Hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, trong đó có 7 cảng hàng không quốc tế

  • Nội Bài
  • Đà Nẵng
  • Cam Ranh
  • Phú Bài
  • Tân Sơn Nhất
  • Phú Quốc
  • Cần Thơ

Còn lại 14 cảng hàng không nội địa. Mạng cảng hàng không, sân bay được chia theo các miền, cụ thể như sau:

  • Miền Bắc có 6 cảng hàng không, sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Điện Biên Phủ, Vinh, Đồng Hới, Thọ Xuân
  • Miền Trung có 6 cảng hàng không, sân bay gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku
  • Miền Nam có 9 cảng hàng không sân bay gồm: Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Tuy Hòa.
Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam
Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam

Thị phần vận chuyển hàng không 

Các hãng hàng không Việt Nam như:

  • Vietnam Airlines
  • Vietjet Air
  • Jetstar Pacific
  • Vasco

Hiện nay có 157 bay, chủ yếu là máy bay chở khách kết hợp thêm vận chuyển hàng hóa, chưa có máy bay chuyên chở hàng hóa (freighter)

Do vậy, các hãng Việt Nam hiện chỉ cheiems 12% thị phần vận chuyển hàng không, 88% còn lại phụ thuộc vào 58 hãng vận chuyển nước ngoài.

Cảng hàng không Nội Bài chiếm 55,7% giá trị vận tải hàng không

Tân Sơn Nhất chiếm 44%

Đà Nẵng chiếm 0,3%

Trong các hãng hàng không Việt Nam:

  • Vietnam Airlines chiếm 68,3% thị phần
  • Vietjet Air 24,1%
  • Tiếp theo là Jetstar Pacific chiếm 7,2%
  • Còn lại Vasco chiếm 0,4%

Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu là các sản phẩm điện tử và hàng dệt may, da giày của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Samsung, Microsoft, Nokia, Adidas, Puma…

Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam
Những thông tin đáng chú ý của ngành logistics hàng không Việt Nam

Đọc thêm: Tác động của thương mại điện tử đến ngành hàng không 

Đọc thêm: Các yêu cầu về đóng gói và bảo quản hàng hóa cơ bản