Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay

Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay

Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay

Cất và hạ cánh là hai thời điểm nguy hiểm hơn cả trong toàn bộ chuyến bay:

  • Phi công được yêu không nói chuyện
  • Làm việc riêng để đảm bảo an toàn trong thời gian này

An toàn hàng không đang được giám sát chặt chẽ hơn sau nhiều sự cố trong hai năm trở lại khiến nhiều hành khách lo lắng.

Ngày 29/1, tại sân bay Ronald Reagan Washington, Mỹ, máy bay của hãng American Arilines vài phút trước khi hạ cánh đã bị một chiếc trực thăng đang bay huấn luyện đâm phải.

Đầu tháng 2, 104 hành khách và phi hành đoàn trên một chuyến bay của United Airlines từ Houston đến New York phải sơ tán khẩn cấp khi động cơ bị cháy trước khi cất cánh.

Giữa tháng 2, một chiếc máy bay hạng nhẹ của Vince Neil, thủ lĩnh ban nhạc Mötley Crüe:

  • Chệch khỏi đường băng khi hạ cánh
  • Và đâm vào một chiếc Gulfstream trên đường băng tại bang Arizona khiến phi công thiệt mạng

“Nhiều người nói bay là cách di chuyển an toàn nhất. Nhưng chúng tôi sợ bay lúc này”, nghị sĩ Bonnie Watson Coleman của đảng Dân chủ đến từ New Jersey, phát biểu trong phiên điều trần giám sát ngày 26/3.

Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay
Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay

Theo các phi công và chuyên gia hàng không 

Theo các phi công và chuyên gia hàng không, những thời điểm nguy hiểm trên chuyến bay thường chủ yếu xảy ra lúc cất và hạ cánh. Thậm chí, nhiều người cho rằng hạ cánh nguy hiểm hơn.

Theo số liệu được Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế ghi nhận trong năm 2024:

  • Trong số 1.468 vụ tai nạn
  • 770 vụ xảy ra lúc hạ cánh
  • Và 124 vụ diễn ra khi cất cánh

Nhà phân tích giao thông Mary Schiavo cho rằng tỷ lệ tai nạn cao hơn trong hai giai đoạn này là:

  • Do có nhiều nguy hiểm tiềm tàng
  • Và các thao tác cần thiết để cất – hạ cánh

Phi công có nhiều vấn đề phải lo nghĩ và căng thẳng:

  • Đến từ tình hình đường băng tại sân bay
  • Kiểm soát không lưu và máy bay

Schiavo cho rằng hạ cánh nguy hiểm hơn cất cánh vì “hạ cánh ít lựa chọn hơn”. Bà cũng khẳng định đây là thời điểm “thực sự quan trọng, đặc biệt khi máy bay đang ở giữa không trung và va chạm”.

Quy tắc “buồng lái vô trùng” 

Cất và hạ cánh không phải việc dễ dàng. Các phi công được đào tạo bài bản để phản ứng nếu sự cố xảy ra trong những thời điểm quan trọng này. Dennis Tajer, phát ngôn viên của Hiệp hội phi công, tổ chức đại diện cho các phi công của hãng American Arilines, cho biết thời gian cất – hạ cánh quan trọng đến nỗi FAA (Cục hàng không Mỹ) không cho phép nói chuyện hoặc làm việc không cần thiết đưới độ cao 3.000 m.

Quy tắc này có tên gọi “buồng lái vô trùng”:

  • Được FAA ban hành năm 1981
  • Nhằm yêu cầu phi công tập trung vào việc cất, hạ cánh – hai thời điểm quan trọng của chuyến bay

Đây cũng là lúc phi công phải thực hiện nhiều việc cùng lúc và sẽ có sự cố nếu làm sai điều gì đó.

Cuối tháng 3:

  • Chuyến bay 3278 của Southwest Airlines vô tình di chuyển trên đường lăn tại Sân bay quốc tế Orland, Mỹ
  • TTháp không lưu đã ngay lập tức yêu cầu “hủy lệnh cất cánh” với chuyến bay
  • Phi công đã phải đạp phanh để dừng lại
Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay
Thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay

Theo Jason Ambrosi

Theo Jason Ambrosi, chủ tịch Hiệp hội Phi công hàng không, đại diện cho các phi công tại nhiều hãng bay trên thế giới:

  • An toàn là trách nhiệm chung của những người đang bay trên bầu trời
  • Từ các hãng bay, nhà khai thác và đơn vị kinh doanh

Các phi công luôn phải tập luyện không ngừng nghỉ:

  • Tự đặt ra các tiêu chuẩn cao nhất
  • Và làm việc mỗi ngày để đảm bảo di chuyển bằng đường hàng không vẫn là phương thức vận chuyển an toàn nhất

Jason cũng chỉ ra các tai nạn thường xảy ra với các máy bay nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân hoặc được sử dụng cho mục đích giải trí, thay vì các máy bay thương mại.

Mike Ginter, phó chủ tịch cấp cao của Viện An toàn Hàng không thuộc Hiệp hội Chủ sở hữu máy bay và Phi công, cho biết:

  • Có thể các loại máy bay nhỏ nhiều sự cố hơn
  • Nhưng lại ít khả năng gây tử vong

Năm 2024:

  • Có 195 trường hợp tử vong do tai nạn máy bay
  • Và là mức thấp nhất trong lịch sử 32 năm trở lại

“Năm ngoái có lẽ là năm an toàn nhất vì các chỉ số tai nạn đi xuống”, Mike nói và cho biết hàng không dân dụng đang “tiếp tục tăng kỷ lục giữ an toàn”.

Đọc thêm: Máy bay chở khách với cánh lấy cảm hứng từ chim

Đọc thêm: Tăng vốn đầu tư dự án sân bay Long Thành