Các bước xuất khẩu hàng FCL đi nước ngoài cần biết

Quy trình các bước xuất khẩu hàng FCL (Full Container Loading).

Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu hàng FCL

Công ty xuất khẩu cần phải chuẩn bị hàng hóa đầy đủ và đóng gói theo yêu cầu đã được ghi sẵn trong hợp đồng.

Bước 2: Yêu cầu booking xuất khẩu hàng FCL cho lô hàng đến hãng tàu.

Sau khi có được những thông tin lô hàng từ khách hàng, cần liên hệ với hãng tàu để yêu cầu booking cho lô hàng

Cung cấp cho họ những thông tin:

  • Tên hàng, số kgs, số lượng container, loại container
  • Cảng đến, cảng đi.
  • Nơi xếp hàng (Tại kho hay bãi)

Bước 3: Đến hãng tàu duyệt lệnh.

Sau khi có booking, cần mang booking đến hãng tàu để duyệt, lúc này hãng tàu sẽ đóng mộc đề nghị cấp container rỗng cho công ty đóng hàng.

Bước 4: Đăng ký container & đóng phí thương vụ 

  • Ở bước này, cần chuẩn bị sẵn booking có mộc “đề nghị cấp container” của hãng tàu, điền thông tin: ngày đóng hàng, tên công ty và người làm thủ tục, tên đội công nhân đóng hàng lên booking.
  • Mang booking xuống khu điều độ hàng xuất để đăng ký container.
  • Đến khu thủ tục đóng phí thương vụ. Đối với lô hàng này, những phí cần đóng:
  • Phí vận chuyển hàng (rỗng MT, RC)
  • Đóng ruột container thủ công
  • Phụ phí vệ sinh

Bước 5: Đóng hàng tại bãi 

  • Liên hệ tài xế xe tải chở hàng đến đóng tại bãi
  • Sau khi hàng đã được đưa đến bãi, lên gặp điều độ để nhận container, lấy phiếu điều động công nhân đến đóng hàng. Chú ý cần kiểm tra kỹ tình trạng container và báo lại cho khách hàng.
  • Sau khi kiểm tra tình trạng container, thấy container hoàn toàn phù hợp và không có vấn đề gì, liên hệ với trưởng nhóm công nhân để điều công nhân đến đóng hàng.
  • Một điều cần chú ý, trong mua bán hàng hóa quốc tế, số lượng hàng hóa luôn cần kiểm đếm một cách kỹ lưỡng, vì chỉ cần sai lệch một chút thì tổn thất phải chịu là một con số không hề nhỏ, vì vậy trong quá trình đóng hàng, nhân viên của công ty cần kiểm tra số lượng hàng cùng với công nhân lần nữa để tính chính xác cao hơn.

Bước 6: Làm chứng thư khử trùng hàng hoá – Fumigation (nếu có)

Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư khử trùng hàng hóa gồm:

  • Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice
  • Phiếu đóng gói: Packing List
  • Vận đơn đường biển: Bill of Lading

Thời gian cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

Giấy chứng nhận hun trùng - Fumigation Certificate
Mẫu giấy chứng nhận hun trùng – Certificate Fumigation

Bước 7: Làm chứng thư kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu (nếu có)

  • Đối với những mặt hàng gỗ/ bột gỗ như lô hàng này, cần phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu. Trong quá trình đóng hàng, nhân viên của công ty sẽ liên hệ với bên kiểm dịch thực vật để đến lấy mẫu kiểm dịch. Đưa giấy đăng ký kiểm dịch thực vật kèm mẫu hàng cho họ.
  • Để phục vụ cho việc kiểm dịch thực vật, lô hàng này cũng cần phải được hun trùng. Cần cung cấp cho bên dịch vụ hun trùng những thông tin sau:
    • Số container
    • Ngày cut off
    • Cảng đóng
    • Cảng hạ
    • Tên công ty

 

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật - phytosanitary certificate
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate

Bước 8: Khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5/ VNACCS, đóng thuế (nếu có) – Gửi SI (chi tiết) Bill cho hãng tàu

Cần cung cấp thông tin số container, số seal tàu để nhân viên khai báo hải quan của công ty tiến hành khai và truyền tờ khai điện tử

  • Luồng xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và chuyển đến bước 8.
  • Luồng vàng và đỏ: chuyển đến đến bước 7.

Gửi SI (chi tiết) Bill cho hãng tàu dựa trên số liệu thực tế xuất khẩu (số lượng hàng hóa, số cont/seal,…), và hãng tàu sẽ gửi lại Draft Bill cho mình xác nhận trong thời gian xác định (nếu chỉnh sửa chi tiết Bill sau thời gian này sẽ bị charge thêm phí điều chỉnh Bill khoảng trên dưới 50USD/lần tùy hãng tàu)

SI (Shipping Instruction): là các thông tin hướng dẫn vận chuyển/ giao hàng của nhà xuất khẩu/ Shipper đến Công ty vận tải/ giao nhận. Đảm bảo người giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu của người gửi hàng. 

Bước 9: Đăng ký tờ khai tại cảng xuất khẩu hàng FCL

Chuẩn bị hồ sơ để nộp hải quan đăng ký tờ khai hàng xuất:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (Hợp đồng thương mại)
  • Giấy giới thiệu
  • Các giấy tờ khác nếu có (bảng kê kiểm lâm nếu xuất khẩu hàng liên quan đến gỗ,…)

Có 2 trường hợp sau:

  • Luồng vàng: cán bộ kiểm tra hồ sơ giấy hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để hải quan kiểm tra.
  • Luồng đỏ: Cán bộ hải quan mở tờ khai sẽ trình cho lãnh đạo phân người kiểm tra hàng hóa thực tế (kiểm hóa) và tuỳ tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng (nhớ xin số điện thoại cán bộ kiểm hóa trước)

Bước 10: Nhận seal hải quan & bấm seal (seal tàu + seal hải quan) cho container

Để lấy được seal, cần ghi những thông tin sau vào sổ:

  • Tên công ty
  • Số tờ khai
  • Số container
  • Số seal hải quan
  • Tên hàng
  • Trọng lượng
  • Tên người nhận seal

 

Bước 11: Thanh lý tờ khai và vô sổ tàu

Sau khi hải quan trả lại cho mình tờ khai thông quan, xuống văn phòng đội giám sát để nộp hồ sơ để thanh lý gồm:

  • Tờ khai thông quan (2 bản)
  • Mã vạch (2 bản)
  • VGM
  • Phiếu đăng ký vào sổ tàu (do bộ phận thanh lý tờ khai cung cấp)
  • Làm thủ tục thanh lý & đăng ký vào sổ tàu

Cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, xong họ sẽ đóng dấu mộc lên mã vạch và trả lại cho mình tờ khai gốc cùng mã vạch đã được đóng dấu hải quan.

Vô sổ tàu: nộp tờ khai gốc + mã vạch đã đóng dấu hải quan vào bộ phận giám sát tàu xuất, sau đó họ sẽ nhập máy và in 2 phiếu xác nhận, ta sẽ kí tên và nhớ ghi số điện thoại vào. Đội vô sổ tàu giữ một liên, liên còn lại mình giữ.

Bước 12: Lấy Bill tại hãng tàu

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và sau ngày tàu chạy thì tiến hành đến hãng tàu cấp Booking để đóng tiền Local Charge để lấy Bill tàu xuất.

Bước 13: Làm giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (nếu có)

Bước 14: Làm các giấy tờ xuất khẩu hàng FCL khác theo yêu cầu của CNEE (nếu có)

Bước 15: Gửi chứng từ xuất khẩu hàng FCL cho khách hàng thanh toán

Có thể gửi bằng mail hoặc chuyển phát nhanh tùy vào thỏa thuận hình thức thanh toán.

Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Cho Hàng Hóa Xuất Khẩu FCL
Xuất khẩu hàng FCL

 

NẾU MUỐN BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI NHÉ!

Xem thêm các bài viết:

Hướng Dẫn Quy Trình Nhập Khẩu Một Lô Hàng Từ Nước Ngoài Về Việt Nam

Vận chuyển hàng hóa từ Đà nẵng sang Châu Âu nhanh chóng, tiết kiệm 

Incoterm 2010