Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777

Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777

Boeing 777 là dòng máy bay đường dài 2 động cơ thân rộng được phát triển và chế tạo bởi Boeing Commercial Airplanes. Sài Gòn Cargo xin phép giới thiệu đến bạn đọc bài viết Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777.

Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777
Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777

Giới thiệu về Boeing 777

Máy bay có sức chứa từ 314 đến 451 hành khách và có tầm bay từ 9.695 tới 17.372 km. Các đặc điểm nổi bật của Boeing gồm hệ thống càng hạ cánh 6 bộ lốp, động cơ phản lực cánh quạt đường kính lớn nhất, có thiết kế mặt cắt ngang thân dạng tròn và đuôi vuốt nhọn.
Dựa trên ý kiến của 8 hãng hàng không lớn, Boeing 777 được thiết kế nhằm thay thế cho các máy bay dân dụng thân rộng trước đó. Đồng thời 777 cũng đóng vai trò làm cầu nối thu hẹp sự khác biệt giữa Boeing 767 và 747. Boeing 777 là máy bay đầu tiên của Boeing được trang bị hệ thống điều khiển điện tử (fly by wire). Đây cũng là chiếc máy bay thương mại đầu tiên được thiết kế hoàn toàn bằng máy tính.

Tính đến năm 2014, dòng Boeing 777 được sản xuất với 2 độ dài thân khác nhau. Phiên bản gốc Boeing 777-200 được chính thức hoạt động thương mại vào năm 1995, tiếp theo đó là phiên bản mở rộng 777-200ER vào năm 1997. Phiên bản tiếp theo là 777-300 với chiều thân máy bay dài hơn 10,1 mét được chính thức bay thương mại vào năm 1998. Các biến thể 777-300ER và 777-200LR bắt đầu sử dụng vào năm 2004 và 2006. Bên cạnh đó, 777 cũng có phiên bản máy bay chuyên chở hàng hóa là 777F ra mắt hồi tháng 2 năm 2009.

Đọc thêm: Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Airbus A321

Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777
Các loại máy bay phổ biến hiện tại – Boeing 777

Các biến thể của Boeing 777

Sau nguyên bản ban đầu, Boeing đã phát triển các phiên bản tiếp theo với trọng lượng lớn hơn cho phép nâng cao tầm bay và tải trọng. Phiên bản đầu tiên được đặt tên là 777-200IGW, sau đó đổi thành 777-200ER và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1996.
Sau sự ra đời và những thành công của 777-200ER, Boeing bắt đầu chú ý tới việc phát triển phiên bản tiếp theo là 777-300 với chiều dài thân là 73,9 m, dài hơn phiên bản ban đầu 20%. Đây là chiếc máy bay dài nhất từng được sản xuất (cho đến khi A340-600 ra đời). Ngày 16 tháng 10 năm 1997, Boeing 777-300 thực hiện chuyến bay đầu tiên và được FAA, JAA cấp chứng chỉ vào ngày 4 tháng 5 năm 1998 và bắt đầu đưa vào khai thác thương mại vào ngày 21 tháng 5 bởi hãng hàng không Cathay Pacific.
Boeing đã xác định hướng phát triển chủ đạo là sản xuất những chiếc 777 có tầm bay siêu dài. Dự án đầu tiên là 777-100X với chiều dài thân ngắn hơn phiên bản gốc nhằm giảm tải trọng và tăng tầm bay.
Đến cuối những năm 1990, dự án trên được chuyển thành phiên bản có tầm bay dài hơn với động cơ mạnh hơn và có sức đẩy lớn hơn (440 kN). GE đã cho ra đời mẫu động cơ GE90-115B trong khi đó Roll-Royce cho ra mắt Trent 8104. Cuối cùng, Boeing đã chính thức hợp tác với General Electric và sử dụng động cơ GE90 cho tất cả các phiên bản mới của Boeing 777.

Đọc thêm: Những lưu ý khi vận chuyển đồ gốm sứ đi quốc tế an toàn

Thiết kế và công nghệ

Boeing đã trang bị hàng loạt các công nghệ hiện đại trên 777 bao gồm hệ thống điều khiển điện tử fly-by-wire, sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi kỹ thuật hàng không chuyên dụng, buồng lái glass cockpit với màn hình điều khiển trung tâm LCD, đặc biệt là lần đầu tiên trang bị hệ thống mạng điều khiển kỹ thuật hàng không bằng cáp quang cho máy bay dân dụng.