Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

Dịch vụ booking tải hàng không từ Việt Nam đi Michigan - Mỹ

Incoterms là gì? 

Incoterms ( viết tắt của International Commerce Terms) là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh tổ trên thế giới công nhận và siwr dụng rộng rãi.

Nội dung chính của các đieuef khoản cần kể đến 2 điểm sau:

  • Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  • Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua.

Phạm vi của Incoterms 

Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vị thương mại quốc tế chứ không phải là các giao dịch trong nước.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất khẩu.

Incoterms quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro và chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa từ bên bán sang bên mua

Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không
Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

7 điều kiện Incoterms áp dụng cho vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Điều kiện EXW – Giao tại xưởng 

EXW ” Giao tại xưởng” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ ở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định.

Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

Các bên nên quy định rõ ràng càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu

Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định.

Các công việc còn lại sẽ do người mua chịu trách nhiệm, bao gồm như xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, đặt chỗ trên máy bau và vận chuyển hàng hóa đến tận kho của mình.

Điều kiện FCA – Giao cho người chuyên chở

Khi áp dụng điều kiện FCA, bên bán hàng sẽ phải giao hàng và bốc xếp hàng hóa lên phương tiện chuyên chở của người mua đã chờ sẵn tại kho hoặc nhà máy (điều kiện này sẽ tương tự với điều kiện mua hàng EXW).

Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận giao hàng đến địa điểm trung gian nào đó.

Bên bán hàng sẽ phải chịu các chi phí, rủi ro khi vận chuyển như hàng hóa hư hỏng, mất hàng…cho đến khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển được người mua chỉ định.

Ngoài ra, bên bán hàng sẽ không có trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải của mình.

Có 3 địa điểm giao hàng có thể diễn ra ở đây. Người mua và người bán phải chỉ định nơi chính xác việc chuyển giao rủi ro sẽ diễn ra.

  • Tại cơ sở của người bán (factory), bao gồm tải lên phương tiện thu gom
  • Tại cơ sở giao nhận hàng hóa (cargo agent)
  • Tại nhà ga hàng hóa sân bay (airport terminal), bao gồm dỡ hàng từ phương tiện giao hàng
Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không
Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

Điều kiện CPT – Cước phí trả tới đích

Điều kiện CPT thường áp dụng cho hình thức vận chuyển đa phương thức, song được sử dụng nhiều nhất cho các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không.

Theo đó, người bán hàng sẽ đặt trước chỗ trên máy bay, đưa hàng lên sân bay và làm các thủ tục liên quan trước khi đưa hàng lên máy bay.

Mọi cước phí phát sinh cho đến khi hàng đến cảng đích sẽ do bên bán hàng chi trả.

Về phía người mua sẽ tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa từ cảng đích đến nhà kho hay cửa hàng của mình.

Tất cả các chi phí trong giai đoạn này sẽ do người mua chi trả. Đồng thời, từ khi nhận hàng ở cảng đích mọi rủi ro sẽ chuyển sang cho người mua.

Chính vì thế, để giảm thiểu thiệt hại cho mình, người mua nên mua thêm bảo hiểm hàng hóa.

Điều kiện CIP – Cước phí và bảo hiểm trả tới đích

Điều kiện CIP bổ sung thêm trách nhiệm bảo hiểm cho phía người bán.

Tuy nhiên, rủi ro tổn thất sẽ tính cho người mua khi hàng được chuyển lên máy bay.

Các công việc khác như đặt chỗ trên máy bay, chuyển hàng lên máy bay, chi trả cước vận chuyển hàng hóa đến cảng đích đều thuộc về người bán.

Địa điểm chuyển giao rủi ro về hàng hoá trong CIP là tại nhà ga hàng hoá cảng xuất khẩu.

Người bán hoàn thành nghĩa vụ về hàng hoá của mình khi đã giao hàng an toàn tại nhà ga hàng hóa cảng xuất.

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP)

Điều kiện nhóm D (DAT- DAP- DDP) được sử dụng nhiều nhất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không.

Điều kiện nhóm D sẽ bao gồm 3 điều kiện đó là:

  • DAT (giao hàng tại bến)
  • DAP (giao hàng tại nơi đến)
  • DDP (Giao đã trả thuế hoặc giao hàng đã thông quan xuất nhập khẩu).

Điểm cuối nhận hàng đó chính là sân bay, nhà ga hàng hoá hoặc nơi đến quy định.

Trong đó, nơi đến quy định có thể là nhà kho hay kho hàng không thuộc sân bay hoặc Ga Liên vận quốc tế.

Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không
Điều kiện Incoterms áp dụng khi xuất nhập khẩu theo đường hàng không

Điều kiện DAT – Giao tại bến

Điều kiện DAT sẽ phân định rạch ròi giữa chi phí, rủi ro của bên bán và bên mua hàng.

Theo đó, người bán sẽ là người chịu mọi chi phí vận chuyển, bảo hiểm và rủi ro trước khi hàng được chuyển đến cảng đích.

Về phía người bán:

  • sẽ chịu mọi rủi ro từ khi dỡ hàng từ máy bay.
  • Nhà ga hàng hoá và vận chuyển về đến nhà kho, cửa hàng của người mua.

Điều kiện DAP – Giao hàng tại nơi đến

Trong điều kiện này, người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro khi hàng đến nơi quy định.

Việc chuyển giao rủi ro hàng hoá diễn ra khi máy bay đến sân bay đích và hàng hóa đã được gỡ khỏi máy bay.

Người bán không chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa nhập khẩu từ nhà ga sân bay. Đồng nghĩa với việc mọi công việc và rủi ro sẽ do bên mua hàng chịu trách nhiệm.

Điều kiện DDP – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan xuất nhập khẩu

Với điều kiện DDP người bán sẽ là người sắp xếp hàng hóa vận chuyển đến nơi chỉ định của người mua.

Bên cạnh đó, người bán cũng sẽ làm các thủ tục

  • Thông quan
  • Mua bảo hiểm
  • Chịu trách nhiệm rủi ro hay nộp thuế xuất nhập khẩu.

Về phía người mua có trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống kho chứa hàng của mình.

Đọc thêm: Hàng nguy hiểm là gì? (Phần 1)

Đọc thêm: Các yêu cầu về đóng gói và bảo quản hàng hóa cơ bản