Văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines

Văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines

Với vị thế là hãng hàng không quốc gia, trong suốt hơn 20 năm thành lập và phát triển, Vietnam Airlines không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn hàng không với việc xác định đây là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân. Trong bài viết này, Sài Gòn Cargo sẽ hé lộ 4 điều mà bạn có thể chưa biết trong văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines.

Văn hóa an toàn được đặt lên hàng đầu

Tại Vietnam Airlines, an toàn là giá trị cốt lõi, lâu dài và ưu tiên của doanh nghiệp. Từ các thành viên chuyến bay đến bộ phận hỗ trợ hay giám sát phải cam kết cung cấp dịch vụ an toàn.
Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết hãng luôn giữ vững nguyên tắc an toàn số 1. Dù đang phải đối diện với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, Vietnam Airlines vẫn có các khoản đầu tư vào hoạt động khắc phục điểm yếu hay thuê chuyên gia quốc tế đánh giá mức độ an toàn.
Hãng cũng triển khai nâng cấp văn hóa an toàn bằng hệ thống quản lý SMS giúp đội ngũ hiểu rõ cách thức vận hành và tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt. Trong tương lai, Vietnam Airlines hứa hẹn tạo nên văn hóa an toàn chủ động ở tất cả các mặt: báo cáo an toàn, điều tra an toàn, xử lý thông tin an toàn, phòng ngừa an toàn.

Trung thực

“Điểm nổi bật trong văn hóa an toàn của Vietnam Airlines là đề cao tính trung thực, minh bạch, tạo môi trường làm việc mà mọi nhân viên luôn sẵn sàng báo cáo lỗi; không áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với bất cứ nhân viên nào khi chủ động báo cáo trung thực về các sự cố, sự việc ảnh hưởng tới an toàn, các lỗi do sơ ý”, ông Nguyễn Thái Trung, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết.
Theo ông Trung, văn hoá doanh nghiệp của Vietnam Airlines luôn xác định an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của hãng. Vì thế, việc thiết lập, củng cố và nâng cao văn hóa an toàn là một mục tiêu trọng điểm hàng đầu.

Đề cao tính kỷ luật

Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp Vietnam của hãng hàng không Vietnam Airlines còn ban hành chỉ thị về việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động khai thác và văn hóa báo cáo. Mô hình văn hóa báo cáo được hưởng ứng tích cực với ngày càng nhiều báo cáo an toàn tự nguyện, bên cạnh các báo cáo bắt buộc từ đơn vị khai thác bay, kỹ thuật hay khai thác mặt đất.
Cụ thể, Vietnam Airlines đã thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo, xác định các nguy cơ, từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời. Hệ thống quản lý an toàn đã và đang không ngừng hoàn thiện, đáp ứng tiêu chuẩn của các hiệp hội, liên minh mà Vietnam Airlines tham gia. Góp phần to lớn vào thành công trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Vietnam Airlines.

An toàn là trên hết

Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, Hãng luôn giữ vững nguyên tắc an toàn là số 1 và không đánh đổi nguyên tắc này với bất cứ điều gì. “Cho dù luôn phải cắt giảm chi phí trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt, Vietnam Airlines vẫn dành khoản đầu tư xứng đáng vào việc sử dụng các cơ quan quốc tế có uy tín tham gia đánh giá, tìm kiếm và khắc phục các điểm yếu trong hệ thống quản lý an toàn, đặc biệt là văn hóa an toàn và ý thức con người. Việc đầu tiên tôi làm khi bắt đầu một ngày làm việc là đọc báo cáo về tình trạng an toàn”, ông Thành nói.
Trong tương lai, với mục tiêu đã đề ra đến năm 2020, nâng cấp văn hóa an toàn của Vietnam Airlines lên mức chủ động (Proactive) trong tất cả các mặt bao gồm: báo cáo an toàn, điều tra an toàn, xử lý các thông tin an toàn, phòng ngừa an toàn.
Mong rằng, thông qua tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines trên đây sẽ giúp cho bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp để xây dựng nét văn hóa riêng cho Doanh nghiệp của mình.

Văn hóa nội bộ 4 xin – 4 luôn khác biệt

Nhằm phối hợp và đẩy mạnh sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức thực hiện phương châm “4 Xin – 4 Luôn” cho đội ngũ nội bộ.
Phương châm có “4 Xin” nghĩa là xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép và “4 Luôn” với ý nghĩa luôn mỉm cười, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ, luôn nhẹ nhàng. Nhờ thực hiện những nguyên tắc trên, cán bộ nhân viên sẽ có sự tu dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng. Nó góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh, vững mạnh.