Danh sách TOP các sân bay quốc tế Việt Nam 2023 (Phần 1)
Những năm qua, ngành hàng không thế giới đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong lĩnh vực an toàn. Các hệ thống, quy định và tiêu chuẩn giám sát ngày càng được hoàn thiện. Ngành hàng không của Việt Nam cũng từ đó mà phát triển mạnh,được đầu tư rất nhiều cơ sở vật chất hiện dại, hàng loạt các sân bay được xây dựng. Theo thống kê thì hiện nay cả nước có tổng cộng 14 sân bay quân sự, 22 sân bay dân dụng (12 sân bay quốc tế, 10 sân bay nội địa).
Bên cạnh những cái tên quen thuộc như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng… thì còn rất nhiều các sân bay ở Việt Nam khác đang chờ bạn khám phá.
Sân bay Quốc tế Nội Bài
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được thành lập ngày 28/2/1977 theo Quyết định số 239/QĐ –TC, ngày 28 tháng 2 năm 1977 của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế.
Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, phục vụ rất nhiều người đặc biệt ngoài Bắc, nơi đây phục vụ cho các chyến bay trong nước và cả quốc tế, có đường bay nhiều nhất cả nước phục vụ mọi giờ bay cho khách hàng, công tác phục vụ rất ổn định và hài lòng khách hàng, vì nó là cảng hàng không lớn nhất của Việt Nam cho cả khách quốc tế nữa. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Air Mekong và trước kia có Indochina Airlines.
Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là sân bay của Thủ đô Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình dương – vùng kinh tế đang phát triển đầy tiềm năng. Mặt khác về khí hậu, nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa của khu vực miền Bắc, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các sân bay trong khu vực nhằm từng bước đầu tư, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất do chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào đầu những năm 1930. Sân bay được lấy tên như vậy vì gần làng Tân Sơn Nhất.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước đây có tên gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt, là cảng hàng không ở miền Nam Việt Nam nhưng có lưu lượng khách hàng năm lớn nhất cả nước (khoảng 20 triệu lượt khách/năm). Vị trí tọa lạc của sân bay thuộc đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện tại sân bay đang vận hành cùng lúc hai nhà ga với 5 hãng hàng không nội địa khai thác và hơn 40 hãng hàng không quốc tế khai thác chuyến bay hai chiều đi và đến Việt Nam.
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mua sắm, nghỉ ngơi, ăn uống nhờ vào cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở vật chất đầy đủ.
Sau khi khai trương nhà ga quốc tế mới vào tháng 10/2007, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có hai tòa nhà chính một dành riêng cho các chuyến bay quốc tế và một dành riêng cho chuyến bay nội địa.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xây dựng một hàng hóa dùng để xử lý tình trạng gia tăng nhanh chóng của hành khách (dự kiến đạt 20 triệu trong năm 2010, so với 7 triệu và 9,5 triệu trong năm 2005 và 2006 tương ứng) và khối lượng hàng hóa tại sân bay.
Năm 2017 sân bay đã hoàn thành Khu vực để xe với lượng xe đạt tới 150.000 chiếc để phục vụ cho hàng khách.
Năm 2018 sân bay hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo sân bay hiện đại hơn để phục vụ tốt hơn cho hành khách.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 nước ta, đứng sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất, được xây dựng năm 1940 với mục đích phục vụ quân sự, sau đó, sân bay dần dần chuyển sang mục đích dân dụng và quân sự để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Đến năm 2019, sân bay đạt chuẩn 3 sao, nhà ga T2 đạt chuẩn 4 sao do Tổ chức Skytrax là đơn vị đánh giá hàng không hàng đầu trên thế giới.
ây là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc phục vụ nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hoá cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chúng. Mỗi ngày, sân bay này tiếp đón hơn 15.000 lượt khác nội địa và quốc tế, hơn 150 chuyến bay trong và ngoài nước được thực hiện.
Về cơ sở vật chất, cảng sở hữu 2 đường băng cất hạ cánh. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều hệ thống dẫn đường chính xác, an toàn như ILS, NDB,… Bên cạnh đó còn có hệ thống radar thứ cấp hiện đại, khả năng dự báo thời tiết và khí tượng tiên tiến bậc nhất Đông nam Á. Sân bay rộng, đủ chỗ để tiếp nhiều loại máy bay cỡ lỡn như Boeing, Airbus.
Sau khi đất nước thống nhất, sân bay Phú Bài được đưa vào khai thác vào ngày 26/03/1976, trở thành sân bay hỗn hợp dùng chung quân sự và cả hàng không dân dụng.
Tọa lạc tại địa chỉ thuộc khu 8, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, sân bay Phú Bài hiện nay có đường băng dài 2700m, rộng 45m, có cả hệ thống đèn chiếu sáng để phục vụ cho những chuyến bay ban đêm.
Trong thời điểm hiện tại, sân bay Phú Bài đang xây dựng nhà ga mới với công suất thiết kế lên tới 5 triệu lượt khách mỗi năm và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 để đáp ứng tần suất bay nhiều hơn trong thời gian tới.
Dù là sân bay Quốc tế, nhưng hiện tại vẫn chưa có nhà ga để phục vụ hành khách quốc tế. Sắp tới, sân bay Huế – Phú Bài đang có kế hoạch mở rộng hạng mục, ghép bố trí nhà ga nội địa phục vụ khoảng 3 – 3,5 triệu lượt khách.
Trung bình, mỗi ngày tại sân bay Phú Bài có khoảng 24 lượt chuyến bay cất cánh và hạ cánh tại đây
Sân Bay Quốc Tế Phú Quốc
Vào thời kỳ chiến tranh, sân bay Phú Quốc đã được thực dân Pháp xây dựng nhằm mục đích vận chuyển binh sĩ cùng nhu yếu phẩm vào nước ta. Thời điểm đó, sân bay này có quy mô không quá lớn. Sau đó, Mỹ tiếp quản sân bay này và sử dụng để phục vụ cho chiến tranh tại miền Nam Việt Nam.
Cuối năm 2012 dự án Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã chính thức được khánh thành. Và đây cũng là sân bay đầu tiên được xây mới kể từ sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975. Đến năm 2030, theo kế hoạch thì cảng hàng không này vẫn sẽ tiếp tục được nâng cấp nhằm mở rộng công suất phục vụ lên đến 7 triệu lượt khách/ năm.
Là tuyến giao thông quan trọng nối liền đảo Phú Quốc và đất liền, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đầu cơ sở hạ tầng vô cùng quy mô. Có một đường băng cất – hạ cánh dài 3000m và rộng 45m. Cùng với đó là một đường lăn song song với chiều rộng 23m, chiều dài 3000m.Sân đỗ máy bay của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện có tổng cộng 8 vị trí đỗ. Các vị trí này dành cho máy bay A320 – A321 trong giờ cao điểm. Với số lượng sân này, sân bay quốc tế Phú Quốc luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận hành của tất cả các chuyến bay hiện nay.
Ở phần tiếp theo, Sài Gòn Cargo sẽ giới thiệu đến bạn đọc những sân bay quốc tế tại Việt Nam (Phần 2).